Phương pháp tác ý trị bệnh – Trưởng lão Thích Thông Lạc
Một người tu tập theo Phật giáo tâm không hề giao động trước các ác pháp, ngay cả trong giờ phút lâm chung cũng không sợ hãi. Cho nên bệnh đau mặc bệnh đau, sống chết mặc sống chết chỉ duy nhất biết TÂM BẤT ĐỘNG , THANH THẢN, AN LẠC, VÀ VÔ SỰ mà thôi. Do biết tâm TÂM BẤT ĐỘNG , THANH THẢN, AN LẠC, VÀ VÔ SỰ là một sự lợi ích quá lớn nên Thầy mới dạy cho quý Phật tử tác ý câu này để cứu mình ra khỏi biên khổ, nếu quý vị có lòng tin thì sẽ có lợi ích lớn cho quý vị còn không có lòng tin thì thôi.
PHƯƠNG PHÁP TÁC Ý TRỊ BỆNH
Nằm hay ngồi trong tư thế nào cũng được nhưng nếu gan dạ thì nên ngồi kiết già hay bán già lưng thẳng, mở mắt nhìn phía trước cách chỗ ngồi một thước. Khi thân ngồi ngay thẳng, tâm yên ổn mới tác ý như sau:
“TẤT CẢ BỆNH TẬT ĐỀU VÔ THƯỜNG, VẬY THÂN BỆNH NÀY PHẢI PHỤC HỒI KHÔNG CÒN BỆNH TẬT NÀO CẢ. TẤT CẢ BỆNH TẬT NÀY HÃY ĐI! ĐI!!! AN TỊNH THÂN HÀNH TÔI BIẾT TÔI HÍT VÔ, AN TỊNH THÂN HÀNH TÔI BIẾT TÔI THỞ RA.” (hoặc: “AN TỊNH THÂN HÀNH TÔI BIẾT TÔI ĐƯA TAY RA, AN TỊNH THÂN HÀNH TÔI BIẾT TÔI ĐƯA TAY VÔ”).
Khi tác ý như vậy xong thì chú tâm vào hơi thở hít vô và hơi thở ra đúng năm hơi thở rồi lại tác ý lần thứ hai như câu trên đã dạy. Cứ như vậy tiếp tục đuổi bệnh trong 30’ rồi nghỉ độ 10’. Khi nghỉ xong 10’ rồi lại tiếp tục đuổi bệnh trong 30’ nữa.
Khi đuổi bệnh phải siêng năng tác ý như vậy thì chỉ trong thời gian ngắn bệnh tật sẽ chấm dứt và thân không còn một bệnh tật nào cả.
Pháp NHƯ LÝ TÁC Ý đuổi bệnh là do đức Phật dạy: “CÓ NHƯ LÝ TÁC Ý BỆNH TẬT KHỔ ĐAU (LẬU HOẶC) CHƯA SINH SẼ KHÔNG SINH MÀ ĐÃ SINH THÌ BỊ DIỆT”, nhưng muốn được hiệu quả đẩy lui bệnh ra khỏi thân thì bệnh nhân phải NHIẾP TÂM VÀ AN TRÚ TÂM TRONG THÂN HÀNH (hơi thở ra, hơi thở vô, cánh tay đưa ra, đưa vào hay chân bước đi kinh hành). Trong những thân hành nên chọn một thân hành mà tập luyện nhiếp tâm an trú cho được thì đẩy lui bệnh rất hiệu quả.
Dụng pháp NHƯ LÝ TÁC Ý đuổi bệnh không có tốn hao tiền thang thuốc và bác sĩ. Vậy mong sao quý vị hãy tự cứu mình ra khỏi biển khổ của kiếp làm người.
—————————————–
(Trích: NHỮNG BỨC TÂM THƯ (tập 3, trang 286-287) – Trưởng lão Thích Thông Lạc)