Tiểu sử đức Trưởng lão Thích Thông Lạc (Việt – Anh)

Có lẽ quý phật tử và bạn đọc đã biết, trong cuốn sách “Lịch Sử Chùa Am”, một số chi tiết trong cuộc đời đức Trưởng lão Thích Thông Lạc đã được Người kể lại một cách sống động, gắn kết với hình ảnh những người thân, hình ảnh Chùa Am và xóm ấp quê hương, cũng như cục diện toàn cảnh của đất nước trải qua một cuộc chiến tranh anh dũng, kiên cường. Trong cuốn sách này, quá trình tu tập làm chủ sống chết của bản thân hầu như đức Trưởng Lão không nhắc tới, nhưng chúng ta có thể tìm hiểu phần này trong tác phẩm “Người Chiến Thắng”, nằm trong cuốn sách “Tạo Duyên Giáo Hóa Chúng Sinh” của Thầy.

Kết hợp 2 cuốn sách này cùng với những lời kể của Trưởng Lão, Tu Viện Chơn Như đã biên soạn một Tiểu sử tóm tắt về Thầy để tạc bia, nhằm dựng trước Nhà mộ của Thầy. Hiện nay bia đá tiểu sử Thầy đã tạc xong. Nó có 2 mặt: một mặt Tiếng Việt và một mặt Tiếng Anh, do một số phật tử trong và ngoài nước, kết với một số người bản xứ Tiếng Anh phát tâm dịch.

Phần Tiếng Anh có 2 bản dịch: một là phiên bản đã tạc bia. Sau khi đã tạc bia, phiên bản này được một chuyên gia biên tập Tiếng Anh người bản xứ góp ý sửa lại thành phiên bản thứ hai. Theo đánh giá của Tu Viện, bản sửa có sự góp ý của chuyên gia về sau đúng ngữ pháp và hay hơn bản trước. Do đó, chúng tôi đăng tất cả lên đây để các bạn tham khảo:

 

1. Bản tiểu sử gốc (Tiếng Việt):

 

TÓM TẮT TIỂU SỬ
Đức Trưởng Lão THÍCH THÔNG LẠC

 

Đức Trưởng lão Thích Thông Lạc, Viện trưởng Tu Viện Chơn Như, thế danh là Lê Ngọc An, sinh ngày 28 – 5 – 1928, tại quê ngoại: 18 Thôn Vườn Trầu, Xã Tân Thới Nhì, Quận Hóc Môn, Tỉnh Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).

Cha Người là Lê Văn Huấn, pháp danh Thích Thiện Thành, một thầy thuốc Đông y, xuất thân trong gia đình Nho học, quê quán tại Trảng Bàng, Tây Ninh.

Mẹ Người là Nguyễn Thị Nhung, giáo viên Tiểu học sơ cấp, xuất thân trong gia đình Nho học, con của một Ông Cả Xã Tân Thới Nhì, Quận Hóc Môn, Tỉnh Gia Định.

Lúc nhỏ, Người đã thích theo cha học hỏi tu hành, nên được cha đặt cho pháp danh Thích Từ Ân. Năm 1936, vừa tròn 8 tuổi, Người được cha mẹ cho xuất gia theo Hòa thượng Thích Huệ Tánh tại Chùa Phước Lưu, Thị trấn Trảng Bàng, Tây Ninh, với pháp danh là THÍCH THÔNG LẠC.

Thời gian đầu, Người được H.T Huệ Tánh, H.T Long An, H.T Thiện Tài, H.T Thiện Hòa trực tiếp chỉ dạy kinh điển và Hán học. Hoà thượng Thích Thiện Hòa còn gửi Người vào Trường Cao đẳng Phật học viện Huệ Nghiêm và Đại học Vạn Hạnh.

Thời gian sau, Người được các vị Hòa thượng giới thiệu đi dạy trong các trường Bồ Đề. Lúc bấy giờ, Người đang học tại Đại học Văn khoa Sài Gòn, và tiếp tục hướng tới du học sang nước ngoài. Bên cạnh đó, có những thời điểm Người còn tham gia hoạt động trong các phong trào yêu nước, đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc mình.

Năm 1970, trong thời gian vừa đi học, vừa dạy học ở các trường tại Thành phố Sài Gòn, thì được tin cha bệnh nặng, Người trở về Trảng Bàng chăm sóc và nuôi dưỡng cha. Ba tháng sau, cha Người qua phần. Nhìn thấy cảnh bệnh tật và tử vong của cha, Người suy nghĩ: “Cuộc đời này chẳng có gì cả, chỉ toàn là đau khổ. Vậy chạy theo danh lợi để làm gì?…”. Thế là Người rời bỏ danh lợi thế gian, theo Hòa thượng Thích Thanh Từ tu tập Thiền tông.

Sau ba tháng an cư kiết hạ tại Thiền Viện Chân Không, Người ra Hòn Sơn ngoài biển Rạch Giá, Kiên Giang, lên đỉnh Ma Thiên Lãnh, ăn lá cây rừng, uống nước suối, một mình tu hành suốt thời gian chín tháng. Song, trong lòng vẫn nhớ mẹ không nguôi, nên Người trở về Trảng Bàng, sống bên mẹ và tiếp tục tu hành.

Mặc dù miệt mài tu tập, nhưng do không đúng Chánh pháp, nên Người không thấy sự giải thoát. May thay, khi tìm được bộ kinh Nikaya do Hòa thượng Thích Minh Châu dịch từ tiếng Pali sang tiếng Việt, Người nghiên cứu rất kỹ lưỡng, rồi tự mình tu tập đúng Chánh pháp. Vì vậy, Người đã chứng đạt, làm chủ được sự sống chết sau thời gian 6 tháng. Đó là tháng 7 năm 1980.

Cuối năm 1980, mẹ Người thanh thản qua phần, sau ba tháng được Người hướng dẫn tu tập. Từ đây, Người chuyên tâm vào việc chấn hưng Phật pháp:

– Việc thứ nhất là trùng tu lại ngôi Chùa Am ngày xưa, lấy tên là TU VIỆN CHƠN NHƯ;

– Việc thứ hai là chấn chỉnh lại tinh thần, đường lối Chánh pháp của Phật Thích Ca. Từ
những kinh nghiệm tu hành, Người đã biên soạn rất nhiều bộ sách, chuyên giảng dạy đạo đức nhân bản – nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh, và những phương pháp tu tập làm chủ SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT cho tu sinh, phật tử trong và ngoài nước.

Cuộc đời hành đạo của đức Trưởng Lão trải dài 44 năm đầy gian nan, thử thách. Sóng gió Chơn Như cũng không ít. Nhưng Người luôn vững tay chèo, với TÂM BẤT ĐỘNG lèo lái con thuyền Chơn Như đến bờ bình an. Nhờ thế mà Tu Viện Chơn Như vẫn luôn sừng sững hiên ngang và ngày càng phát triển.

Đúng 0 giờ, ngày 02 – 01 – 2013 (tức ngày 21 – 11 năm Nhâm Thìn), đức Trưởng lão Thích Thông Lạc đã nhập diệt vào Niết Bàn, sau khi giao phó trọng trách cho các thế hệ mai sau tiếp tục sứ mạng giữ gìn Chánh pháp của Phật. Với tâm huyết của Thầy, “CHƠN NHƯ vẫn sẽ là nơi dựng lại nền đạo đức nhân bản – nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh. Nơi đây sẽ mãi mãi đi vào dòng lịch sử của dân tộc Việt Nam và loài người trên thế giới!”.

Giờ đây và muôn ngàn năm sau, ánh sáng của Chánh pháp do đức Trưởng lão Thích Thông Lạc dựng lại vẫn cứ hiện hữu trên hành tinh này. Trong từ trường bất động, Người vẫn còn sống mãi!

Kính ghi
Thích Mật Hạnh

 

2- Bản dịch Tiếng Anh đã tạc bia:

 

THE BRIEF BIOGRAPHY
Of The Fully Enlightened Master THICH THONG LAC

 

The Fully Enlightened Master Thich Thong Lac, secular name Le Ngoc An, the Abbot of Chon Nhu (Tathata) Monastery, was born on 28 May 1928 at his mother’s native village of 18 Vuon Trau Village, Tan Thoi Nhi Commune, Hoc Mon District, Gia Dinh Province (now Ho Chi Minh City).

His father, Mr. Le Van Huan, Buddhist name Thich Thien Thanh, a Vietnamese traditional medicine doctor. He was born in a Confucian family from Trang Bang Town, Tay Ninh Province.

His mother, Mrs. Nguyen Thi Nhung, a lower-primary education teacher, was also born in a Confucian family. Her father was a chief at Tan Thoi Nhi Commune, Hoc Mon District, Gia Dinh Province.

In early childhood, the young Master Thich Thong Lac enjoyed accompanying his father to learn how to practice Buddhism. His father gave him the Buddhist name Thich Tu An. In 1936, at the age of 8, his parents let him leave home to study and practice Buddhism under the guidance of the Venerable Thich Hue Tanh at Phuoc Luu Pagoda in Trang Bang Town, Tay Ninh Province. The Venerable Thich Hue Tanh gave him the new Buddhist name THICH THONG LAC.

In the beginning, he was taught canons and Sinology by several masters: the Venerable Thich Hue Tanh, the Venerable Thich Long An, the Venerable Thich Thien Tai and the Venerable Thich Thien Hoa. The Venerable Thich Thien Hoa sent him to study further at Hue Nghiem Buddhist College and the Van Hanh Buddhist University.

Later, he was encouraged by several Venerables to teach in the Bodhi Schools. During that time, he also studied at the Saigon University of Literature and prepared to study abroad. Besides, he also participated in patriotic movements fighting for independence and freedom of Vietnam, his homeland.

In 1970, while studying and teaching at various schools in Saigon, his father became seriously ill, so master Thich Thong Lac returned to Trang Bang to care for and support him. Three months later, his father passed away. Witnessing his father’s illness and death, he thought: “This worldly life has nothing but suffering. So why do we seek fame and fortune in this material world?…”. He abandoned the worldly aspirations of glory and wealth to follow the Venerable Thich Thanh Tu to practice meditation.

After a three-month rain retreat at Chan Khong Meditation Monastery, he went to Hon Son Islet, off Rach Gia Coast, Kien Giang Province and stayed on Ma Thien Lanh Peak. He ate forest leaves, drank stream water, and fully devoted himself to solitary practice for nine months. However, he missed his mother so much he could not be consoled, so he went back to his home town of Trang Bang to live with her and continue his cultivation.

Despite his determined and continual practice, he could not achieve the freedom from all the suffering, because he had not been taught the true original teachings of the Sakyamuni Buddha. Fortunately, he got a copy of the Nikaya Sutra translated by the Venerable Thich Minh Chau from Pali into Vietnamese. After studying and understanding thoroughly the content of the Nikaya Sutra, he began to independently practice the unique method of the Sakyamuni Buddha’s original teachings. In July 1980, after six month’s practice, he attained full enlightenment and was able to master life and death.

At the end of 1980, his mother departed this life peacefully, after practicing the original Sakyamuni Buddha Dharma under his guidance for three month. Since then, the master gave his whole mind to the revival of Buddhism:

– The first activity was to restore the ancient AM Pagoda with the new name CHON NHU Monastery.

– The second was to revive the spirit and direction of the Sakyamuni Buddha’s original teachings. Building upon the experience of his Buddhist practice, he wrote a great number of books specializing in teaching the morality of humanity based on the law of cause-and-effect, the way to live without causing suffering to oneself, other people and other sentient beings, and the only path to master BIRTH, AGING, SICKNESS, and DEATH. His books were read by Buddhist followers in Vietnam and overseas.

The Master Thich Thong Lac’s life of practicing and spreading Buddhism lasted over 44 years and was full of hardship and challenges. There were also many ups and downs at Chon Nhu Monastery, but he always kept on rowing firmly in a state of INNER PEACE (no desire, no anger, no ignorance). He piloted the Chon Nhu boat to the shore safe and sound. As a result, Chon Nhu Monastery has stood proudly and imposingly, and developed unceasingly.

At zero hour of 2nd January 2013 (i.e. the 21st day of the eleventh month of the Vietnamese lunar year of the Dragon), the Fully Enlightened Master Thich Thong Lac dropped his physical body and entered into Nirvana, after having entrusted the future generations with the mission to preserve the Sakyamuni Buddha’s original teachings. With his zeal for this cause, “Chon Nhu will always remain a place for re-establish morality based on humanity and the law of cause-and-effect, the way of living without causing suffering to oneself, other people and other sentient beings. This place will always be remembered as a landmark in the history of the Vietnamese people and all humankind!”.

Now and for thousands of years to come, the light of the Sakyamuni Buddha’s original teachings restored by the Fully Enlightened Master Thich Thong Lac will brightly shine on this planet. In the serene magnetic field (no suffering) here and everywhere, long live Master Thich Thong Lac!

With respect and regards,
Thich Mat Hanh

 

3- Bản dịch Tiếng Anh của chuyên gia:

 

A BRIEF BIOGRAPHY
Of The Fully Enlightened Master THICH THONG LAC

 

The Fully Enlightened Master and Abbot of the Chon Nhu (Tathata) Monastery Thich Thong Lac, whose secular name is Le Ngoc An, was born on 28 May 1928 in his mother’s village of 18 Vuon Trau Village, Tan Thoi Nhi Commune, Hoc Mon District, Gia Dinh Province (now Ho Chi Minh City).

His father, Le Van Huan, whose Buddhist name is Thich Thien Thanh, was a doctor dedicated to Vietnamese traditional medicine. He was born into a Confucian family from Trang Bang Town, Tay Ninh Province.

His mother, Nguyen Thi Nhung, a primary school teacher, was also born into a Confucian family. Her father was a chief at Tan Thoi Nhi Commune, Hoc Mon District, Gia Dinh Province.

During his early childhood, Master Thich Thong Lac enjoyed learning Buddhist practices from his father, who gave him the Buddhist name Thich Tu An. In 1936, at the age of 8, his parents allowed him leave home to study and practice Buddhism under the guidance of the Venerable Thich Hue Tanh at the Phuoc Luu Pagoda in Trang Bang Town, Tay Ninh Province. The Venerable Thich Hue Tanh gave him the new Buddhist name THICH THONG LAC.

In the beginning, he was taught canons and Sinology by several masters: the Venerable Thich Hue Tanh, the Venerable Thich Long An, the Venerable Thich Thien Tai, and the Venerable Thich Thien Hoa. The Venerable Thich Thien Hoa sent him to the Hue Nghiem Buddhist College and the Van Hanh Buddhist University to further his education.

Later, he was encouraged by several other Venerables to teach in Bodhi Schools. During that time, he also studied at the Saigon University of Literature, prepared to study abroad. Besides, he also participated in patriotic movements fighting for independence and freedom of Vietnam, his homeland.

In 1970, while studying and teaching at various Saigon schools, his father became seriously ill, so he returned to Trang Bang to care for him. Three months later, his father passed away. Witnessing his father’s illness and death, he thought, “This worldly life is nothing but suffering. So why do we seek fame and fortune in this material world?” He abandoned all worldly aspirations of glory and wealth and decided to follow the Venerable Thich Thanh Tu in the practice of meditation.

After a three-month rain retreat in the Chan Khong Meditation Monastery, he went to Hon Son Islet, off the Rach Gia Coast, Kien Giang Province, and stayed at the summit of Ma Thien Lanh. He ate forest leaves, drank stream water, and fully devoted himself to solitary meditation for nine months. However, he missed his mother to the extent that he could not be consoled, so he went back to his home town of Trang Bang to live with her and continue his cultivation.

Despite his determined and continual practice, he could not free himself from all earthly suffering because he had not been taught the true, original teachings of the Sakyamuni Buddha. Fortunately, he obtained a copy of the Nikaya Sutra, translated from Pali into Vietnamese by the Venerable Thich Minh Chau. After thoroughly studying and understanding its contents, he began to independently practice the Sakyamuni Buddha’s original teachings according to its unique precepts. Six months later, in July 1980, he attained full enlightenment and was able to master life and death.

At the end of 1980, his mother passed away peacefully, after practicing the original Sakyamuni Buddha Dharma under his guidance for three month. From then on, the master surrendered his whole being to the revival of Buddhism:

– The first activity was to restore the ancient AM (Hermitate) Pagoda with the new name CHON NHU Monastery.

– The second was to revive the spirit and direction of the original teachings of Sakyamuni Buddha. Building upon the experience of his Buddhist practice, he wrote a great number of books on human morality from the perspective of the law of cause-and-effect, the way to live without causing suffering to oneself, other people, and other sentient beings, and the only path to master BIRTH, AGING, SICKNESS, and DEATH. His books were read by Buddhists in Vietnam and overseas.

Master Thich Thong Lac’s spent more than 44 years of his life practicing and spreading Buddhism and overcoming hardships and challenges. There were also many ups and downs at Chon Nhu Monastery, but he always kept on rowing firmly in a state of INNER PEACE (no desire, no anger, no ignorance). He piloted the Chon Nhu boat to the shore safe and sound. As a result, Chon Nhu Monastery has stood proudly and imposingly, and developed unceasingly.

At midnight of 2 January 2013 (the 21st day of the eleventh month of the Vietnamese lunar year of the Dragon), the Fully Enlightened Master Thich Thong Lac departed this earthly existence and entered Nirvana, after having entrusted future generations with the mission to preserve the Sakyamuni Buddha’s original teachings. With his zeal for this cause, “Chon Nhu will always remain a place for reestablishing morality based on humanity and the law of cause-and-effect, the way of living without causing suffering to oneself, other people, and other sentient beings. This place will always be remembered as a landmark in the history of the Vietnamese people and all humankind!”

Now and for thousands of years to come, the light of the Sakyamuni Buddha’s original teachings, restored by the Fully Enlightened Master Thich Thong Lac, will shine brightly on this planet. In the serene magnetic field (no suffering) here and everywhere, long live Master Thich Thong Lac!

With respect and regards,
Thich Mat Hanh