Thầy Là Ngọn Hải Đăng Dẫn Đường Giúp Nhân Loại Thoát Khổ

Con xin được Kính thưa Thầy!

Con xin được Kính thưa các chư vị Tăng, Ni trong Tu viện!

Con đã định im lặng, dù con đã tu tập ít nhiều được tâm bình thản trước mọi sự việc, mọi biến cố xảy ra, con cũng là một cư sĩ, chưa phải là một tu sĩ chuyên tu, để ước nguyện đạt thành tâm bất động.

Vì thế, con xin được góp thêm một tiếng nói qua bài viết dưới đây. Con Kính xin nó có thể được sử dụng, sửa chữa, đăng hay không đăng, huỷ bỏ, v…v ạ.

Đệ tử con xin được cúi đầu thành kính kính trình. 

 NGỌN HẢI ĐĂNG VĨ ĐẠI & BẤT DIỆT

            Khoa học với những công cụ, dụng cụ, máy móc hiện đại, tiên tiến nhất đã thấy bề mặt trái đất này gần ba phần tư là nước. Trong gần ba phần tư bề mặt nước đó, hơn 96% là nước mặn hay nước biển hay nước đại dương. Nói như ai đó, “trăm sông đều dồn về biển cả”.

            Khỏi nói nước & biển có tầm quan trọng như thế nào đối với sự sống trên hành tinh này. Như không khí, như ô-xi chúng ta hít thở vậy. 

            Không phải ngẫu nhiên nước Mỹ có cơ quan quốc gia Khí Quyển & Đại Dương, hai nhân tố tối quan trọng của sự sống.

            Trong thời đại “biến đổi khí hậu” ngày càng khốc liệt, trong đó bao gồm sự tàn phá, hiểm nguy của các hiện tượng thảm họa khí hậu toàn cầu, nhiều nghiên cứu quan trọng nhất được dồn về biển cả.

            Nói về nước, biển & đại dương, để nói về đạo đức nhân bản – nhân quả của Đạo Phật.

            Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã khai sinh đạo đức Nhân bản – Nhân quả & hơn 2500 năm sau, đạo đức nhân bản – nhân quả được dựng lại rõ ràng, cụ thể bằng ngôn ngữ tiếng Việt, trước hết cho con dân nước Việt, bởi Đức Trưởng Lão Thích Thông Lạc.

            Đời sống con người không thể chỉ có vật chất. Không có đạo đức, con người chỉ có phần “con”, đâu có phần “người”!?

            Rất gần đây, khi Khoá học đạo đức Hè 2024 dành cho thanh thiếu niên với hàng trăm các con tham gia được chuẩn bị & tổ chức ở Tu viện Chơn Như, những người con chân chánh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, của Đức Trưởng Lão Thích Thông Lạc, của Tu viện Chơn Như bàng hoàng, đau đớn về một số tin liên quan đến Thầy Thích Mật Hạnh – Viện trưởng Tu viện Chơn Như, người kế thừa duy nhất sự nghiệp của Đức Trưởng Lão Thích Thông Lạc.

            Có những trang viết, có những bài pháp của Đức Trưởng Lão chỉ dạy cho chúng ta biết về người tu chứng. 

            Lòng dục của người tu chứng còn đâu. Mọi điều đến với người tu chứng như nước đổ lá sen, như nước đổ lá khoai môn. Một khi người tu chứng đã tu tập đến đạo quả “tâm bất động trước các pháp & các cảm thọ.”

            Có thương rất nhiều là thương cho ai, dù ẩn núp dưới bất kỳ bóng hình nào, nhân quả giải thoát khỏi cái cõi ta bà đầy khổ đau “nước mắt chúng sanh nhiều hơn nước biển” muôn đời muôn kiếp còn đâu, khi họ đã báng bổ, đặt điều, phỉ báng Bậc Tu Chứng Quả Đạo Phật như vậy.

            Tôi thương cho bạn nhiều lắm, bạn ơi! 

            Thầy Viện trưởng Tu viện Chơn Như, tâm Ngài bất động rồi, Ngài chỉ đang kế tục Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đức Trưởng Lão Thích Thông Lạc, các vị Thánh Đệ Tử khác của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, làm ngọn hải đăng cho nhân loại luôn đang chấp chới trên biển cả khổ đau. 

            Và hơn thế nữa, ngọn hải đăng “đèn biển” phải có năng lượng để toả sáng, Ngọn Hải Đăng Đạo Đức Nhân Bản – Nhân Quả Phật giáo Nguyên Thuỷ Tu viện Chơn Như cháy sáng bất diệt từ thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đến cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 này được tỏa sáng trở lại giữa 8 tỷ người trên hành tinh này. Sự bất diệt của Ngọn Hải Đăng là như thế đó bạn ơi. 

            Dù bạn có nói cách gì, hằng ngày, trước giờ thọ thực, tôi vẫn hướng về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, về Đức Trưởng Lão Thích Thông Lạc, về các Chư vị Thánh Tăng, Thánh Ni khác của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, trong đó có Thầy Thích Mật Hạnh, ước nguyện về gương hạnh giải thoát của các Ngài để chúng con được noi theo, được giải thoát khỏi cái cõi thế gian đầy nước mắt này.

            Vì thế, tôi thương bạn càng nhiều hơn nữa, càng nhiều hơn nữa, bạn ơi!!!

Một Phật tử Phật giáo Nguyên Thuỷ chân chánh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni